Bằng lái xe cao nhất hiện nay là bằng gì?

Bằng lái xe cao nhất hiện nay là bằng gì vẫn là câu hỏi gây lúng túng cho nhiều người, cho dù hiện nay bằng lái xe là điều kiện bắt buộc đối với những người tham gia giao thông như xe gắn máy lớn hơn 50cc, hay xe ô tô, xe có kích thước lớn do Bộ giao thông vận tải quy định. Do vậy, bài viết dưới đây có lẽ sẽ là lời giải đáp chi tiết cho vấn đề trên.

1. Bằng lái xe cao nhất hiện nay là bằng gì?

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái cần trang bị cho bản thân bằng lái xe tương ứng và phù hợp.
1.1 Bằng lái xe là gì?
Bằng lái xe hay giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người. Cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy điện, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Theo pháp luật của Việt Nam, bằng lái xe chính là một trong những điều kiện cần tối thiểu để ứng viên hoặc bác tài có thể tìm việc và hành nghề lái xe một cách hợp pháp. Bằng lái xe cũng được chia thành nhiều hạng mức bằng việc quy định loại xe tương ứng mà bạn được phép điều khiển trong quá trình tham gia lưu thông trên đường. Vậy bạn có biết bằng lái xe nào cao nhất hiện nay hay không?
1.2 Bằng lái xe cao nhất là gì?
Theo Luật Giao thông đường bộ thì bằng lái xe nào cao nhất cũng chính là loại bằng lái có yêu cầu cao nhất về khả năng vận hành xe, kể cả kinh nghiệm lái không chỉ có một loại xe mà là nhiều loại xe, cũng như là kiến thức vững về Luật giao thông đường bộ. Bằng lái xe cao nhất hiện nay theo như quy định của pháp luật Việt Nam là giấy phép lái xe hạng FE. Do đó, thi bằng lái xe FE không thể nào đăng ký học trực tiếp được như loại bằng lái xe hạng B mà cần phải làm thủ tục nâng dấu lên bằng lái xe hạng cao nhất hạng FE.
Như vậy, bằng lái xe cao nhất là bằng FE sẽ lái được những loại xe gì?
1.3 Vậy bằng lái xe FE sẽ lái được những loại xe gì?
Vốn là bằng lái xe cao nhất, lại là bằng lái xe được nâng hạng từ thấp đến cao theo kinh nghiệm và theo quy định nên điều dĩ nhiên, bằng FE sẽ được phép điều khiển gần như hầu hết tất cả các loại xe ô tô được quy định tại bằng lái xe hạng E, bao gồm có cả rơ moóc kéo; xe có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg và cả những xe ô tô chở khách nối toa chẳng hạn như xe lửa và các loại xe được quy định tại các hạng thấp hơn FE là B1, B2, C, D, FB2, FD. Tuy nhiên, trong quy định của bằng lái này không thấy cho phép FE có thể điều khiển xe container (tức hạng FC). Do đó, nếu các bác tài lái xe nào muốn hành nghề lái xe container thì có thể cân nhắc kỹ để tiến hành nâng dấu lên hạng bằng FC thay vì FE để phù hợp với nhu cầu của bản thân hơn.
Vậy nếu muốn thi bằng lái xe hạng FE thì cần những điều kiện và thủ tục như thế nào?

2. Điều kiện và thủ tục để thi bằng lái xe hạng FE

Lái xe muốn nâng dấu bằng lái xe lên FE phải thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:
Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú, học tập và làm việc tại Việt Nam
Trong độ tuổi từ đủ 24 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt để lái xe được chứng nhận bởi trung tâm y tế có thẩm quyền
Có kinh nghiệm lái xe ít nhất 3 năm và đã có được tối thiểu 50.000 km lái xe an toàn
Tốt nghiệp THPT trở lên và đã có bằng lái xe hạng E
Ngoài những điều kiện trên, ta cũng cần lưu ý thêm đó là người đủ 27 tuổi trở lên mới được thi bằng lái xe hạng FE. Tuổi tối đa của người điều khiển xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi đối với nữ là 50 và nam là 55.
Bên cạnh đó khi đáp ứng điều kiện về thời gian hành nghề cũng như km lái xe an toàn tối thiểu lái xe sẽ đủ điều kiện đăng ký nâng hạng bằng lái xe theo nguyện vọng. an toàn thì bạn sẽ được thi nâng hạng giấy phép lái xe. Vậy để tham gia bằng lái xe FE bạn cần chuẩn bị những gì?

3. Thủ tục để thi bằng lái xe hạng FE

Để thi nâng hạng giấy phép lái xe, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gửi đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
+) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT; bao gồm:
– Đơn đề nghị học; sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
– Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch).
+) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
+) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
TIN LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang chủ
Hotline
Fanpage
Zalo